• Trang chủ
  • /
  • Blog
  • /
  • Phân biệt giữa Front End và Back End cái nào khó hơn? Nên chọn nghề nào năm 2023!
Bởi VP
Nếu bạn thấy hay thì hãy cho chúng tôi 5 sao nhé! post

Bạn là một người mới đang bắt đầu học về lập trình hay đang trong quá trình hướng nghiệp và cân nhắc nên lựa chọn học Front End hay Back End.

không có nhiều hiểu biết về lập trình nên bạn vẫn còn rất phân vân giữa Front End và Back End cái nào khó hơn?

Bạn vẫn còn LOAY HOAY không chọn được cho mình một hướng đi PHÙ HỢP

Thì đây CHÍNH XÁC là bài viết dành cho bạn. F5 SOLUTION với 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế web. Sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về Front End và Back End, từ đó giúp bạn có được câu trả lời ĐÚNG ĐẮN cho việc ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP.

Trước hết, bạn phải hiểu được bản chất Front End và Back End là gì, các công việc mà hai vị trí này phải đảm nhận hằng ngày là gì? 

1. Bản chất Front End và Back End là gì?

Hiểu đơn giản và ngắn gọn thì:

1.1 Front End

Front End là lập trình giao diện để hiển thị với người dùng thông qua:

  • Hình ảnh
  • Con số
  • Chữ viết

Và người dùng có thể thực hiện hành động:

  • Nhìn
  • Chạm
  • Lướt
  • Tương tác

Được trên màn hình giao diện đó

1.2 Back End

Back End là phần dữ liệu phụ trợ đằng sau cho Front. Nhiệm vụ chính của Back End chính là:

  • Xử lý dữ liệu database
  • Quản lý Service
  • Đảm bảo website và ứng dụng hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả

Vậy điểm khác biệt của hay công việc này là gì? Cùng F5 tìm hiểu tiếp nhé

2. Điểm khác biệt giữa Front-end và Back-end

Dưới đây là một  vài điểm khác nhau cơ bản giữa Front-end và Back-end giúp bạn có thể phân biệt rõ 2 vị trí này

Front-end

Back-end

Bản chất: Những thứ người dùng thấy và tương tác trực tiếp trên website trên tất cả các nền tảng như máy tính để bàn, laptop, điện thoại…

Ngôn ngữ lập trình: HTML, CSS và JavaScript để xây dựng giao diện người dùng trên trình duyệt web.

Hoạt động trong Frameworks và Libraries như: AngularJS, React.js, jQuery, Sass.  

Quyền hạn: Không có quyền trực tiếp truy cập vào cơ sở dữ liệu và thực hiện các thao tác trên dữ liệu. 

Bảo mật: Bảo mật giao diện người dùng và kiểm tra đầu vào, nhưng kiểm tra bảo mật chính thường ở phía Back-End.

Giao diện làm viêc: Front-end làm việc trên browser (trình duyệt web)

Nhiệm vụ: Tối ưu hóa hiệu năng giao diện người dùng và tương tác trên trình duyệt.

Bản chất: Hỗ trợ Front-End để đảm bảo ứng dụng hoạt động đáng tin cậy, mở rộng và hiệu quả, bất kể điều kiện, độ trễ và hoạt động ẩn bên dưới giao diện.

Ngôn ngữ lập trình: Python, Ruby, PHP, Java, Node.js và các hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) để xử lý logic và quản lý dữ liệu 

Hoạt động chủ yếu trong các framework: Express, Django, Rails, Laravel, Spring. 

Quyền hạn: Có quyền truy cập và quản lý cơ sở dữ liệu (xử lý các yêu cầu từ phía Front-End, thực hiện các thao tác trên cơ sở dữ liệu Backend và trả kết quả Front-end)

Bảo mật: Bảo mật dữ liệu, kiểm tra đầu vào, xác thực và quản lý quyền truy cập.

Giao diện làm việc: Back-end làm việc trên server và database

Nhiệm vụ: Tối ưu hóa hiệu năng xử lý và truy cập cơ sở dữ liệu để đảm bảo ứng dụng chạy mượt mà.

3. Kỹ năng cần thiết để trở thành front end

3.1 Am hiểu về HTML và CSS

 Nếu bạn muốn thiết kế được trang web thì cần phải học và nắm chắc 2 ngôn ngữ này đầu tiên. Đây là những loại ngôn ngữ cơ bản nhất để tạo dựng nên giao diện của một Website.

3.2 Kỹ năng về JavaScript và jQuery

Javascript là ngôn ngữ lập trình  dùng để tạo ra sự tương tác giữa người dùng và giao diện website. Hay nó là cách giúp bạn có thể thêm đầy đủ các chức năng quan trọng cho trang web. 

jQuery là thư viện lập trình ngôn ngữ Javascript bao gồm các plugins và phần extensions giúp phát triển trang web nhanh chóng, dễ dàng hơn.

3.3 Framework của JavaScript

Ở Javascript tồn tại những bộ khung hay framework được tạo từ các đoạn Code với mục tiêu tối giản công sức phát triển ứng dụng. Nếu bạn sử dụng thành thạo các framework của Javascript sẽ tiết kiệm được thời gian đáng kể khi lập trình website. Bên cạnh đó là tối ưu hóa các tương tác với người dùng.

3.4 Kỹ năng về các Front end Frameworks

Công việc của Front end developer yêu cầu 4 frameworks phổ biến hàng đầu gồm: AngularJS, Backbone, Ember, và ReactJS. Với mục đích cung cấp cấu cấu trúc có sẵn cho code Javascript.

3.5 CSS Preprocessors

Ngôn ngữ tiền xử lý CSS hay còn gọi là CSS Preprocessors ra đời với chức năng logic hóa và cấu trúc các đoạn mã CSS để tiến gần hơn với một ngôn ngữ lập trình. Sử dụng CSS Preprocessors giúp tiết kiệm thời gian code, bảo trì và phát triển CSS dễ dàng. Đồng thời các file CSS được thiết lập theo cách rõ ràng. SASS và LESS là 2 preprocessors có nhu cầu sử dụng cao.

3.6 Kỹ năng thiết kế Responsive trên giao diện Mobile

Người dùng hiện nay sử dụng các thiết bị di động để truy cập Internet cao hơn. Vì vật kỹ năng thiết kế giao diện website trên Mobile đóng vai trò quan trọng nếu bạn muốn trở thành lập trình viên front end.

3.7 Kỹ năng giải quyết và xử lý vấn đề

Ngoài việc biết sử dụng các loại ngôn ngữ như HTML, CSS hay Javascript thì bạn cần biết cách giải quyết vấn đề. Nằm được cách triển khai và thiết kế như thế nào cho tốt? Fix bugs hay biết nhận diện hoạt động của front end code với back end code đang được triển khai.

Ngoài các kỹ năng trên thì các lập trình viên front end cần phải tìm hiểu và nắm vững các kỹ năng về quản lý Git và Version, Testing và Debugging hay Cross-Browser Development. Đồng thời bạn cần phải biết cách làm việc với hệ thống quản lý nội dung (CMS) và hiểu biết thêm về UI/UX.

4. Mức lương Front End developer

Với độ hot và những yêu cầu về công việc thì mức lương của nhân viên front end sẽ có sự biến động như sau:

Đối với fresher front end là mức lương sẽ là 5 triệu đồng/ tháng

  • Lương bậc thấp sẽ là hơn 12 triệu đồng/ tháng
  • Lương trung bình là gần 17 triệu đồng/ tháng.
  • Lương bậc cao là 21 triệu đồng/ tháng
  • Lương cao nhất là hơn 56 triệu đồng/ tháng

Mức lương sẽ có sự biến đổi dựa theo từng khu vực và khoảng lương phổ biến của nhân viên lập trình Front end dao động từ 11 triệu đồng – 23 triệu đồng/ tháng.

Để biết thêm thông tin chi tiết về Front-end bạn có tham khảo link sau: https://f5solution.vn/front-end/

5.Kỹ năng cần thiết để trở thành back end

5.1 Hiểu rõ về ngôn ngữ lập trình

Các ngôn ngữ lập trình cơ bản mà lập trình viên Backend cần nắm rõ gồm: PHP, Python, Ruby, Java, ASP.NET.

5.2 Kiến thức cơ sở dữ liệu

Dữ liệu người dùng là phần quan trọng của website và có 2 loại phổ biến trên thị trường gồm SQL và NoSQL

5.3 Am hiểu về API

Phương tiện giúp 2 phần mềm máy tính có thể giao tiếp dễ dàng đó là API. Back end Developer cần có kiến thức về API để hỗ trợ việc kết nối và truyền dữ liệu tốt hơn.

5.4 Hiểu về Server

Website chỉ hoạt động được khi được kết nối với một máy chủ. Chức năng của máy chủ là để chỉ hệ thống máy tính tiếp nhận yêu cầu từ các tệp trên web: HTML, CSS, javascript, …Từ đó thực hiện gửi file đến thiết bị của người dùng.

5.5 Nắm chắc các thuật toán

Đây là nền tảng quan trọng giúp các Backend giải quyết vấn đề. Một số thuật toán bạn cần rõ gồm: Depth First Search, Breadth-First Search, bubble sort, selection sort, …

5.6 Hiểu rõ cấu trúc dữ liệu

Giúp Backend tạo được cơ sở trong việc tổ chức, truy cập và sửa đổi dữ liệu trong lập trình dễ dàng hơn.

Ngoài ra bạn cần phải trau dồi thêm các kỹ năng: quản lý môi trường lưu trữ vớ CSDL, kiểm soát Git và GitHub, …

6. Mức lương của backend developer

Dựa theo yêu cầu về các kỹ năng cùng thực tế thống kê về mức lương của lập trình viên backend với kinh nghiệm từ 1 – 4 năm sẽ là từ 14 – 24 triệu đồng/ tháng.

Mức lương trung bình sẽ là khoảng 19 triệu đồng/tháng. Xét về lương front end và back end theo mặt bằng chung thì lương của Backend developer sẽ cao hơn so với Front End developer

7. Front End và Back End cái nào khó hơn?

Nếu được hỏi về front end và back end cái nào khó hơn?

Vậy thì câu trả lời chắc chắn là Back End vì ngôn ngữ lập trình và framework Back End có thể phức tạp hơn khi cần phải biết nhiều ngôn ngữ hơn và tính bảo mật luôn quan trọng.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý mỗi lĩnh vực sẽ có cái hay và cái khó riêng của nó. Việc này phụ thuộc vào cảm nhận của mỗi người, nó có thể thay đổi tùy thuộc vào ngữ cảnh và kỹ năng của từng cá nhân.  

Nếu bạn vẫn không thể xác định rõ được điểm mạnh của mình nằm ở mảng nào. Có thể thử cả 2 lĩnh vực Front-end và Back-end ở mức độ cơ bản để cảm nhận và đưa ra quyết định.

Bạn đừng lo phí thời gian vì 2 lý do sau:

  • Việc cân nhắc kĩ cho hướng đi của mình, giúp ta tiết kiệm thời gian hơn nhiều so với việc chọn đại, bởi vì ta không mất thời gian đi nhầm đường.
  • Thay vì lãng phí thời gian trong việc chần chừ lựa chọn, sợ sai hướng đi thì việc làm và cảm nhận sẽ luôn thực tế hơn. 
  • Một người làm Full Stack nghĩ là vừa biết Front End vừa biết Back End cũng sẽ tốt hơn và ngược lại vì cả hai đều bổ trợ cho nhau.  

8. Full Stack là gì?   

Việc lập trình web có 3 hướng chính bao gồm:

  • Lập trình front-end
  • Lập trình back-end
  • Lập trình full-stack.

Hiểu đơn giản, lập trình viên Full Stack là người có khả năng làm về  frontend (thiết kế UI, UX và flow) lẫn backend (thiết kế database và viết các API cần thiết). 

Full Stack Developer là người phụ trách chính cả 1 mảng này của hệ thống.

Người làm công việc này đòi hỏi phải có khả năng tư duy logic để phân tích, thiết kế cơ sở dữ liệu. Để vừa ứng biến linh hoạt với CSS giúp tối ưu hóa cách hiển thị của trang web.

Một số thách thức khi trở thành Fullstack developer

  • Lượng kiến thức cực lớn vì kiến thức BackEnd rất rộng và FrontEnd cần các kỹ năng về thiết kế và gu thẩm mỹ.
  • Phải cân cả hai lĩnh vực, vừa làm web, vừa xây dựng cấu trúc cho web
  • Cần thâm niên kinh nghiệm ít nhất trên 5 năm làm BackEnd hoặc FrontEnd
  • Dễ gây chán nản, stress,…

Không thể phủ nhận những thách thức này dễ khiến bạn từ bỏ, tuy nhiên những gì bạn nhận lại được hoàn toàn xứng đáng với công sức bạn bỏ ra.

8.1 Kỹ năng cần thiết

  • Nắm được các ngôn ngữ lập trình để hoàn thành tốt công việc back-end gồm: Java, PHP, Ruby, C#, Python, …
  • Sử dụng thành thạo framework và thư viện của bên thứ ba để tăng hiệu quả làm việc tốt hơn.
  • Cần nắm rõ các chức năng front-end quan trọng (HTML, CSS, Javascript) cùng các framework (Jquery, SASS, ReactJS, Vuejs).
  • Biết cách sử dụng database và kỹ thuật cache hiệu quả .
  • Trang bị các kỹ năng về thiết kế gồm: prototype design, UI design hay UX design.
  • Học hỏi thêm các kỹ năng mềm cơ bản gồm: giao tiếp, quản lý thời gian, xử lý tình huống, …

8.2  Mức lương

Theo thống kê mới nhất thì mức lương của lập trình viên Full stack sẽ rơi vào khoảng 54000$/năm. Ở Việt Nam thì các lập trình viên sẽ có mức lương giao động từ 756$ – 2500$/tháng.

Kết luận

Front end và back end cái nào khó hơn phụ thuộc vào nhận định mỗi người, nhìn chung. Cả Front End hay Back End đều tốt, cả về cơ hội nghề nghiệp và về mức lương đều ngon. Trên đây là toàn bộ thông tin về front end back end mà chúng tôi muốn chia sẻ cho những bạn muốn theo đuổi con đường lập trình. Hãy trau dồi cho mình thêm những kiến thức và kỹ năng quan trọng khi làm việc. 

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

18 công ty thiết kế website uy tín chuyên nghiệp tại Hà Nội 2023

Nếu bạn thấy hay thì hãy cho chúng tôi 5 sao nhé! post Bạn cần tìm công ty thiết kế website Hà Nội uy

Đọc ngay

Nếu bạn thấy hay thì hãy cho chúng tôi 5 sao nhé! post Có phải bạn đang muốn thiết kế website tại Nghệ An

Đọc ngay
Optimized by Optimole
>