• Trang chủ
  • /
  • Blog
  • /
  • Front End là gì? Bật mí lộ trình học Front End HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ năm 2023
Bởi VP
Nếu bạn thấy hay thì hãy cho chúng tôi 5 sao nhé! post

Có phải bạn là người mới bắt đầu học lập trình hay là một nhà quản lý dự án đang trong quá trình tìm hiểu các kiến thức về lập trình như Front End

Tuy nhiên, hiện nay có QUÁ NHIỀU nguồn thông tin, bài viết hay tài liệu học Front End trên internet.

=> Điều này vừa là cơ hội những cũng vừa là thách thứ. Vì lượng lớn thông tin đó sẽ GÂY RỐINHIỄU LOẠN cho những người mới trong thế giới lập trình rộng lớn này!

Hoặc bạn chỉ mới vừa bắt đầu với Front End và không biết phải tìm hiểu và học theo lộ trình nào. Việc tìm tòi, học hỏi quá khó khăn sẽ dễ khiến bạn chán nản.

Thì đây CHÍNH XÁC là bài viết dành cho bạn. Bởi F5 hiểu được những RÀO CẢN ban đầu đó của bạn hơn ai hết. 

ĐỪNG LO! đã có F5 đồng hành cùng bạn.

Ở bài viết này chúng tôi sẽ trình bày và giải thích các thuật ngữ lập trình KHÔ KHAN, trở nên SINH ĐỘNG hơn để bạn có thể DỄ DÀNG nắm được những kiến thức cơ bản

Trước hết, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Front End chính xác là gì, cũng như các công việc mà Front End sẽ phải làm là gì nhé!

1. Front End là gì? Front End Developer sẽ cần làm những gì?

1.1 Giải thích định nghĩa front end

Hiểu đơn giản, thì Front End là việc bạn sẽ dùng các ngôn ngữ lập trình như:

  • HTML
  • CSS
  • Javascript

Để TẠO RA các giao diện cho trang web hoặc ứng dụng dành cho người dùng.

Các thao tác mà người dùng của các website hay ứng dụng phần mềm có thể thực hiện như:

  • Nhìn thấy
  • Chạm
  • Lướt
  • Tương tác trên màn hình
  • Nhận biết được màu sắc chủ đạo, logo
  • Tìm kiếm và đọc thông tin
  • Sử dụng các nút (hay còn gọi là button)

Chính xác là kết quả của việc lập trình Front End.

Mục đích cuối cùng của Front End là mang lại một giao diện bắt mắt, dễ sử dụng và thao tác trên các loại thiết bị điện tử.

1.2 Front End Developer là gì?

Front End Developer còn được gọi là một người phát triểnxây dựng giao diện website, tạo trải nghiệm cho người dùng khi họ truy cập vào web hoặc ứng dụng.

Lập trình Front End không chỉ thiết kế ra một giao diện, mà còn đảm bảo giao diện của họ hoạt động được trên mọi loại thiết bị.

Vì mỗi thiết bị điện tử sẽ có:

  • Một kích thước màn hình khác nhau
  • Độ phân giải khác nhau.
  • Hay thậm chí là khác hệ điều hành

Chính vì vậy để người dùng có thể sử dụng trang web một cách mượt mà và hiển thị tốt thì Front End phải tối ưu tương thích trên màn hình.

Các công việc chính của một nhân viên lập trình front-end bao gồm:

  • Hỗ trợ vận hành ứng dụng hay website ( bao gồm: lên ý tưởng, thiết kế, kiểm tra và đưa vào sử dụng)
  • Sản xuất các ứng dụng di động có tính thực thi và sử dụng cao
  • Kiểm tra các lỗi và trục trặc trên trang web và ứng dụng (Viết UI test và Uni test)
  • Nghiệm thu các yêu cầu cụ thể và đề xuất giải pháp thích hợp.
  • Tối ưu hoá các hoạt động bằng cách sử dụng công cụ debugxử lý sự cố (troubleshoot)
  • Hợp tác với nhóm phát triển sản phẩm để đề xuất các tính năng mới
  • Đảm bảo chất lượng cơ bản cho cả ứng dụng truyền thống lẫn ứng dụng mới
  • Nghiên cứu, đề xuất ý tưởng về ứng dụng, sản phẩm và các mẫu mới
  • Cập nhật liên tục các xu hướng công nghệ

Nếu bạn là một người đang tìm hiểu về lập trình thì ngoài Front End, bạn sẽ còn nghe nhắc đến Back End hay Fullstack. Vậy điểm khác biệt của 3 loại công việc này là gì? Hãy cùng F5 tìm hiểu nhé!

2. Điểm khác biệt giữa FrontEnd, BackEnd và Fullstack là gì?

FrontEnd, BackEnd và Fullstack là thuật ngữ được dùng để chỉ ra từng phần cấu tạo nên một trang web hay úng dụng.

Sự phân chia các loại công việc nhằm giúp quá trình lập trình được thực hiện một cách chuyên nghiệp hơn. Mỗi nhân viên lập trình sẽ chuyên tâm hơn vào lĩnh vực mà mình theo đuổi như:

  • Front-End tập trung vào giao diện người dùng vầ mặt phần nhìn và tương tác 
  • Back-End tập trung vào xử lý logic và quản lý dữ liệu. Thường dành cho nhà quản trị web
  • Full-Stack là người có khả năng làm cả hai 2 phần front-end và back-end

Để hiểu rõ hơn thì F5 sẽ so sánh 3 loại công việc này như sau:

Front-end

  • Mô tả: Phần giao diện người dùng của ứng dụng web
  • Ngôn ngữ: HTML, CSS, JavaScript
  • Công việc: Thiết kế giao diện, tương tác trực tiếp với người dùng
  • Kỹ năng: HTML, CSS, JavaScript, thiết kế giao diện

Back-end

  • Mô tả: Xử lý logic và quản lý dữ liệu của ứng dụng web
  • Ngôn ngữ: JavaScript (Node.js), Python, Ruby, Java, PHP
  • Công việc: Xử lý yêu cầu từ người dùng, tương tác cơ sở dữ liệu, xử lý logic
  • Kỹ năng: Ngôn ngữ back-end, cơ sở dữ liệu, xử lý logic

Full-stack

  • Mô tả: Kết hợp cả front-end và back-end
  • Ngôn ngữ: Kết hợp các ngôn ngữ và framework phù hợp
  • Công việc: Có thể tham gia vào cả phần giao diện và phần xử lý logic
  • Kỹ năng: Cả kỹ năng của cả front-end và back-end

Sau khi tìm hiểu về các loại công việc và kỹ năng của Front End, Back End và Fullstack. Thì nhiều người sẽ tự hỏi liệu có nên học lập trình Front End hay không? Liệu mình có thật sự phù hợp với Front End?

Hãy đọc phần tiếp theo, bạn sẽ rõ hơn.

2. Có nên học lập trình Front End không?

Một điều chắc chắn mà bất kì người mới nào khi bắt đầu tìm hiểu về lập trình cũng sẽ đắn đo chính là:

  • Nên học theo Front End, Back End hay Full Stack?
  • Nếu học thì nên bắt đầu từ đâu?

Thì F5 sẽ có lời khuyên như sau: Nếu bạn là người mới tìm hiểu về lập trình thì nên chọn học Front End. Vì công việc này sẽ đơn giản hơn nhiều so với các vị trí còn lại

Bởi vì là người mới, nếu chọn học Back End hay Full Stack thì số lượng kiến thức phải tiếp thu sẽ nhiều hơn 

3. Kỹ năng cần có của người lập trình front end là gì?

Để trở thành một Front End Web Developer giỏi, bạn cần hiểu và nắm vững ba ngôn ngữ lập trình chính:

  • CSS
  • HTML
  • JavaScript

Vì chúng là các yếu tố cơ bản của việc xây dựng giao diện người dùng trên web

3.1 Có kiến thức và kỹ năng về HTML, CSS và JavaScript

Tuy có sự khác nhau về tinh chất nhưng cả 3 ngôn ngữ lập trình này thường hoạt động cùng nhau: 

  • HTML (Hypertext Markup Language) và CSS (Cascading Style Sheets) là hai ngôn ngữ cơ bản nhất để xây dựng nên giao diện của một website
  • Javascript là ngôn ngữ lập trình dùng để tạo ra tương tác giữa người dùng và giao diện website 

Mục đích chính

  • HTML: Sử dụng để tạo cấu trúc nội dung của trang web, như thẻ tiêu đề, đoạn văn bản, hình ảnh, biểu đồ và liên kết.
  • CSS: Sử dụng để định dạng và thiết kế giao diện người dùng, bao gồm màu sắc, font chữ, kích thước và bố cục của các phân tử HTML
  • JavaScript: Sử dụng để tạo sự tương tác và tính năng động trên trang web

Tính chất

  • HTML: Là một ngôn ngữ đánh dấu (markup language) để xác định cấu trúc.
  • CSS: Là một ngôn ngữ định dạng (styling language) để định dạng giao diện.
  • JavaScript: Là một ngôn ngữ lập trình (programming language) để thêm tính năng động và xử lý sự kiện

Quy tắc cú pháp

  • HTML: Sử dụng thẻ và các thuộc tính để đánh dấu các phần tử trên trang.
  • CSS: Sử dụng các quy tắc chọn lựa và thuộc tính để áp dụng kiểu cho các phần tử.
  • JavaScript: Sử dụng các dòng mã lập trình để thực hiện logic và xử lý sự kiện.

Tương tác với trình duyệt

  • HTML: Xác định cấu trúc nội dung và hiển thị nó trên trình duyệt.
  • CSS: Định dạng giao diện và kiểu trang web trên trình duyệt.
  • JavaScript: Tạo sự tương tác và xử lý sự kiện trực tiếp trên trình duyệt.

3.2 Nắm bắt jQuery

jQuery là một thư viện JavaScript phổ biến được sử dụng rộng rãi trong phát triển Frontend. Nó được tạo ra để giảm đi sự phức tạp và đơn giản hóa việc thao tác với HTML, xử lý sự kiện, và tương tác với DOM (Document Object Model)

3.3 Hiểu biết về Javascript frameworks

Trong Javascript, tồn tại những framework được tạo nên từ các đoạn code, thư viện nhằm tối giản công sức phát triển ứng dụng. JavaScript frameworks (các framework JavaScript) là các công cụ và thư viện được sử dụng để xây dựng ứng dụng web hiệu quả và dễ bảo trì. H

Hiện nay, một số frameworks JavaScript được ưa chuộng bao gồm AngularJS, Backbone, Ember, ReactJS…

3.4 Kinh nghiệm dùng CSS Preprocessors

CSS Preprocessors (Ngôn ngữ tiền xử lý CSS) là công cụ  biến đổi và cải thiện tối ưu mã CSS. Chúng giúp làm cho việc viết CSS trở nên linh hoạt và hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao tính bảo trì của mã nguồn. Ngoài ra, nó sẽ giúp tổ chức những tập tin CSS rõ ràng hơn.

Trong danh sách các CSS Preprocessors phổ biến nhất, LESS và SASS là hai cái được sử dụng rộng rãi.

3.5 Thiết kế Mobile và Responsive

Phải công nhận điều răn ngày nay mọi người có xu hướng dùng di động nhiều hơn, do đó kỹ năng thiết kế giao diện trên di động cũng đóng vai trò quan trọng. Việc am hiểu và ứng dụng responsive design sẽ hỗ trợ làm website tương thích với nhiều loại thiết bị điện tử với kích cỡ hiển thị đa dạng 

3.6 Sử dụng hệ thống quản lý nội dung (CMS)

CMS (Content management system) là công cụ hỗ trợ quản lí và đăng tải nội dung lên web mà chỉ lập trình viên mà biên tập viên website, content writer… đều hay sử dụng để làm việc.

Phần lớn các trang web hiện nay sử dụng Magento, WordPress, và Drupal,….

3.7 Kỹ năng xử lý vấn đề

Ngoài các ngôn ngữ lập trình, bạn cũng nên biết cách thực hiện, triển khai thiết kế cũng như cách fix bug và nhận diện front end, back end code…

3.8. Kiến thức về UI/UX

Học lập trình front end thì việc có kiến thức về UI/UX  là vô cùng quan trọng. Nếu UI là thiết kế giao diện người dùng trực quan thì UX là trải nghiệm người dùng, nghiên cứu cách người dùng sử dụng website. Từ đây, bạn sẽ biết được cần thay đổi những gì và thử nghiệm để làm trang web hoàn thiện và phát triển tốt hơn.

4. Lộ trình học Front End dành cho người mới bắt đầu

Việc một người mới tìm hiểu về Front End sẽ cảm thấy lạc lõng và không biết bắt đầu từ đâu là điều dễ hiểu.

Bởi có quá nhiều kiến thức cũng như thông tin trên Internet mà không có ai giúp bạn hệ thống lại, việc tự học sẽ bị rối và MẤT PHƯƠNG HƯỚNG.

Điều bạn cần lúc này chính là một người đồng hành và một lộ trình học bài bản. Những điều kể trên, bạn đều có thể tìm thấy ở F5 SOLUTION.

Với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực thiết kế và lập trình web, F5 đa có thể hệ thống lại và mang đến bạn một lộ trình học phù hợp như sau:

4.1 Tìm hiểu chung về ngành IT

Ở bài học đầu tiên này, bạn cần nắm được những kỹ năng nào bạn cần trau dồi nếu muốn theo học ngành IT nói chung và lập trình Front End nói riêng.

Bạn cũng sẽ trả lời được cho câu hỏi “Liệu bản thân đã có sẵn tố chất phù hợp với Front End hay chưa?”

Các bài học sẽ bao gồm:

1. Các khái niệm mà người làm kỹ thuật cần biết

  • Mô hình Client – Sever là gì?
  • Domian, tên miền và hosting là gì?

2. Môi trường và tố chất của người làm IT

  • Theo học IT cần những tố chất gì? 
  • Sinh viên IT đi thực tập và làm việc cần nắm những gì?

3. Phương pháp và định hướng trong ngành IT

  • Phương pháp học lập trình dễ hiểu
  • Làm sao để có thể đi xa hơn trong ngành và có thu nhập cao?

Xem video hướng dẫn HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ: https://www.youtube.com/playlist?list=PL_-VfJajZj0WSVCw3lKo2lYifzXekkv6M

4.2 Tìm hiểu về HTML và CSS

Sau đây là một số tài liệu học về HTML/CSS mà bạn có thể tham khảo và đăng kí học HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

  • MDN web docstrang web hướng dẫn về HTML và CSS ở mức độ cơ bản, trung cấp và nâng cao MIỄN PHÍ
  • W3Schools: là website nổi tiếng trong giới lập trình về việc học lập trình web miễn phí. Bạn sẽ nhận được các nguồn code HTML/CSS vô cùng thú vụ dành cho Fornt 
  • CSS GuidelinesWebsite này giúp bạn có thể nắm được cách viết CSS dễ hiểu, đơn giản và dễ quản lý dành cho những ai mới tìm hiểu về Front 
  • CSS Quick Reference GuideBảng hệ thống hướng dẫn này gồm 5 trang, nhằm tổng hợp lại các thuật ngữ kỹ thuật có liên quan tới CSS. Hãy nhanh tay lưu lại để việc học tập được diễn ra tiện lợi nhất nhé
  • Enduring CSS: Đây là cuốn ebook được viết bởi Ben Frain, nhà lập trình viên người Anh với dày dặn kinh nghiệm trong ngành. Ở đây bạn sẽ được hướng dẫn về CSS cho những dự án có quy mô lớn và dài 
  • CSS-Tricks: Là website giúp bạn có thể trau dồ và học hỏi các kỹ năng CSS một cách sinh động và hiệu quả

4.3 Tìm hiểu về Responsive (tương thích trên thiết bị điện tử)

Với bài học này, bạn sẽ học được cách xây dựng website chuẩn responsive như:

1. Bắt đầu bài học

  • Responsive là gì
  • Cần làm gì để chuẩn responsive?
  • Cần chuẩn bị các công cụ học tập nào?

2. Viewport, @media và breakpoint

  • Tìm hiểu khái niệm về viewport, breakpoint
  • Media query: Px, rem hay em

3. Thực hành

  • Thực hành responsive
  • Làm responsive navigation bar

4. Tìm hiểu về Grid system

  • Hệ thống lưới (Grid system)
  • Cách tạo thư viện
  • Tạo đối tượng Grid
  • Tạo đối tượng Row
  • Tạo Column
  • Column offset
  • No gutters

5. Áp dụng vào thực tế

  • Các ví dụ về layout và sử dụng trên website

6. Responsive web Shopee

Xem video hướng dẫn HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ: https://www.youtube.com/playlist?list=PL_-VfJajZj0VkWYODGeMuraS8V7xaOZM8

4.4 Học về ngôn ngữ Javascript

Các tài liệu học về ngôn ngữ Javascript, mà F5 đã hệ thống lại cho bạn như sau:

  • W3SchoolsNgoài HTML và CSS thì W3School còn cung cấp các tài liệu học liên quan đến ngôn ngữ lập trình Javascript
  • You Don’t Know JSLà tuyển tập 6 cuốn ebool của Kyla Simpson giúp bạn khai thác các khía cạnh khác nhau về lập trình Javascript.
  • Learning JavaScript Design PatternsĐây là cuốn sách không thể thiếu đối với những lập trình viên muốn nâng cao kiến thức về ngôn ngữ lập trình Javascript
  • Practical Modern JavaScript: Ebook này sẽ giúp bạn biết cách quản lý dự án theo tư duy module cũng như cách phân chia ứng dụng thành những phần nhỏ. Điều này vừa giúp ứng dụng hoạt động một cách độc lập vừa có thể kết hợp các phần đó thành một ứng dụng lớn mạnh.

4.5 Tài liệu học về Framwork, thư viện Front End

Sau khi tìm hiểu và nắm vững được 3 ngôn ngữ lậo trình chính, bạn nên tìm hiểu thêm về các Framework theo tài liệu sau:

  • jQuery Succinctly: Đây là cuốn ebool của Cody Lindley, sách có trình bày ngắn gọn dễ hiểu những khái niệm cần thiết cho việc lập trình jQuery ở mức trung cấp và chuyên nghiệp
  • AngularJS: Advanced Framework Techniques: Là khóa học của Microsoft với đẩy đủ các tính năng để nâng cao kỹ thuật lập trình. Bạn nên dành 2-4 giờ mỗi tuần để hoàn thành khóa học này. Hiện nay khóa học này đang được đăng tải Miễn phí trên edX
  • getBootstrapLà một framwork phổ biến giúp cho việc phát triển ứng dụng và website chuẩn giao diện responsive
  • React: Là một thư viện về JavaScript để bạn có thể ứng dụng và xây dựng UI. Website này có kèm các hướng dẫn, tutorial cho bạn dễ dàng thực hiện theo

Bạn cũng có thể tham khảo thêm các website tự học lập trình miễn phí tại nhà tại đây.

Ngoài ra, nếu bạn muốn nâng cao khả năng lập trình Front End, bạn nền rèn luyện những thói quen mà F5 sắp nói ở đây.

5. Thói quen cần thiết của người lập trình front-end?

5.1 Thường xuyên kết nối với chuyên viên thiết kế đồ họa

Một giao diện đạt tiêu chuẩn không chỉ đáp ứng về mặt logic, dễ hiểu mà còn phải  thu hút người dùng.  

Học cách xây dựng mối quan hệ với những chuyên viên thiết kế đồ họa UI có thể giúp bạn nắm bắt kiến thức thiết kế hữu ích từ họ để bạn có tạo ra giao diện thú vị và phù hợp với mong muốn với người dùng..

5.2 Duy trì tính tò mò, ham học hỏi điều mới 

Lĩnh vực front-end luôn thay đổi nhanh chóng với các công cụ và kỹ thuật mới để tạo giao diện hiện đại cho người dùng . Vì vậy, lập trình viên front-end cần luôn cập nhật kiến thức và không ngừng học hỏi. 

Bạn có thể bắt đầu từ việc đặt câu hỏi “Tại sao…?”, đọc sách về nhiều chủ đề khác nhau và tham gia các sự kiện, workshop để mở rộng kiến thức và mạng lưới kết nối.

5.3 Tự trau dồi kiến thức chuyên môn

“ Muốn thì tìm cách, không muốn thì tìm lí do”, ngày nay có vô số cách để bạn có thể trau dồi kiến thức của bản thân

Nếu bạn không có thời gian tham gia các lớp học truyền thống, có thể  tham gia các khóa học trực tuyến (online)  hoặc tìm các tài liệu giảng dạy giá rẻ trên các nền tảng như Coursera, Linkedin, và nhiều trang web khác. 

Kiến thức từ những nguồn này sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề trong công việc và tạo cơ hội thăng tiến và tăng thu nhập.

5.4 Trân trọng những thất bại của chính mình

Thất bại không dễ chấp nhận, nhưng nó có thể là cơ hội học hỏi và phát triển. Học cách chấp nhận thất bại và tìm cách giải quyết tình huống tương tự trong tương lai. Hãy xem xét xem bạn có những thói quen gì trong danh sách này và bổ sung thói quen còn thiếu để trở thành một lập trình viên phía trước có tiềm năng.

6. Khám phá lương Front End Developer mới nhất

Theo báo cáo  ITViec đã công bố về  Mức lương & Mong đợi nghề nghiệp của các chuyên gia IT 2022 – 2023, tổng hợp thông tin từ 1.257 chuyên gia IT đang làm việc với đa dạng vị trí, ngôn ngữ lập trình và số năm kinh nghiệm tại Việt Nam

Để xác định được mức lương của lập trình viên Front End, chúng ta cần xem xét các yếu tố bao gồm kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, địa điểm làm việc hay quy mô công ty.

Hay dựa trên báo cáo Thị trường tuyển dụng 2022 & xu hướng tuyển dụng năm của Top CV, hiện nay mức lương trung bình của một nhà lập trình Front End sẽ dao động từ 15 – 23 triệu/ tháng.

Cùng F5 SOLUTION tham khảo bảng trung bình lương của một lập trình Front End dưới đây nhé:

Cấp bậc Lương trung bình thấp Lương trung bình cao Số năm kinh nghiệm
Nhân viên Front End 11.5 triệu 25.0 triệu <1 năm
Leader Front End 20.0 triệu 35.5 triệu từ 1 – 3 năm
Trưởng/phó phòng 25.0 triệu 38.4 triệu từ 3 – 5 năm
Quản lý/giám sát 23.0 triệu 40.4 triệu >5 năm
Trưởng chi nhánh   25.0 triệu  
Phó giám đốc 22.5 triệu 32.5 triệu  
Giám đốc 30.0 triệu  43.5 triệu  
Thực tập sinh 3.0 triệu 5.1 triệu  

Mức lương Front End Developer theo số năm kinh nghiệm làm việc.

6. Kết luận

Nếu còn bất cứ câu hỏi thắc mắc vào về Lập trình web nói chung và Front End nói riêng, đừng ngần ngại liên hệ ngay với F5 SOLUTION để được tư vấn MIỄN PHÍ!

Trên đây là tổng hợp những điều về Front End, hy vọng qua bài viết này có thể giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn lập trình front- end trong lĩnh vực công nghê thông tin và đưa ra quyết định sáng suốt.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

18 công ty thiết kế website uy tín chuyên nghiệp tại Hà Nội 2023

Nếu bạn thấy hay thì hãy cho chúng tôi 5 sao nhé! post Bạn cần tìm công ty thiết kế website Hà Nội uy

Đọc ngay

Nếu bạn thấy hay thì hãy cho chúng tôi 5 sao nhé! post Có phải bạn đang muốn thiết kế website tại Nghệ An

Đọc ngay
Optimized by Optimole
>