• Trang chủ
  • /
  • Blog
  • /
  • Top 18 web học thiết kế đồ họa miễn phí tốt nhất hiện nay
Bởi VP
Nếu bạn thấy hay thì hãy cho chúng tôi 5 sao nhé! post

 

Bạn đang tìm kiếm trang web học thiết kế đồ họa cơ bản? Hạy bạn là chủ doanh nghiệp đang muốn xây dựng một website cung cấp khóa học đến cho người dùng? Hãy cùng tham khảo 18 trang web sau đây mà F5 chia sẻ , để giúp bạn có thêm kiến thức về lĩnh vực này nhé!

I. Tổng hợp danh sách 18 trang web học thiết kế đồ họa phổ biến nhất hiện nay

Trang web

Chức năng

Befunky

Chỉnh ảnh online miễn phí

https://www.befunky.com

Canva

Làm infographic, facebook post, poster…

http://canva.com/

Bannersnack.

Làm banner web

http://bannersnack.com/

Introcave

Các mẫu intro về các lĩnh vực như làm đẹp, sức khỏe, giới thiệu công ty, thể thao…

https://introcave.com/

The Stock

(có cả ứng dụng)

Kho ảnh stock miễn phí.

http://thestocks.im/

Slidely

Làm thư viện ảnh, slides, clip ngắn:

http://slide.ly/

(hình ảnh bên này đẹp hơn trong powerpoint và prezi)

Sharing beautiful travel moments

Kho ảnh phong cảnh, du lịch miễn phí, quy mô trên toàn thế giới.

http://travelcoffeebook.com/

Fiverr

Làm video, clip ngắn, introduction (phải tốn 5$ để mua)

http://fiverr.com/

Ivipid

Tạo ra các video sinh động từ hình ảnh, clip và nội dung theo mong muốn của riêng mình: https://ivipid.com/about/

Công cụ tạo intro video online này có 3 dạng chủ đề chính bao gồm:

(1) Famous themes: Intro mẫu lấy ý tưởng từ intro của các bộ phim nổi tiếng.

(2) Original themes: Intro được tập hợp từ các channel ID trực tuyến hoặc các bài thuyết trình thường gặp trong kinh doanh (phổ biến & dễ sử dụng hơn).

(3) Parody Themes: Các intro này thường được sử dụng trong mục đich làm quà tặng hoặc video gia đình, chủ yếu mang hơi hướng vui vẻ và có các hiệu ứng ngộ nghĩnh, thú vị.

Moovly

Làm clip animation đơn giản.

https://www.moovly.com/

Adobe Spark

Làm video ngắn – trình bày slides.

https://spark.adobe.com/

Freepik

Icon nhỏ xinh cho các slide thuyết trình, infographic.

http://freepik.com/

Flixpress

Làm introduction cho video.

https://flixpress.com/

Fotojet

Thiết kế ảnh, banner.

https://www.fotojet.com

Giphy

Làm ảnh GIF cực hay.

http://giphy.com/

List

Mẫu quảng cáo facebook.

https://list.vn/ (nhiều bài bán hàng cực hay)

Dribbble

Trang web tham khảo ý tưởng hình, đa dạng như Pinterest.

https://dribbble.com

Dafont

Chứa đa dạng nhiều font chữ tải về miễn phí

https://dafont.com

 

II. Chia sẻ kinh nghiệm học thiết kế đồ họa:

Không riêng thiết kế đồ họa, việc tự học một lĩnh vực mới sẽ gặp nhiều khó khăn ở thời điểm ban đầu. Cùng tham khảo kinh nghiệm F5 Solution tổng hợp cho bạn bên dưới nhé!

1. Những lưu ý khi học thiết kế đồ họa online free

a. Xác định đúng nhu cầu, mục đích:

Mục tiêu là yếu tố quyết định đến sự thành công của bất kỳ công việc nào, kể cả học thiết kế đồ họa. Nếu không xác định rõ mục tiêu học tập, bạn sẽ dễ dàng bị lạc lối và bỏ cuộc giữa chừng.

 

Có nhiều mục tiêu học thiết kế đồ họa khác nhau, chẳng hạn như:

  • Học để phục vụ cho công việc hiện tại.
  • Học để tự thiết kế sản phẩm, dịch vụ của bản thân.
  • Học để phát triển khả năng sáng tạo.
  • Học để theo đuổi đam mê.

Từ việc xác định được mục tiêu học, bạn sẽ dễ dàng chọn được những nền tảng phù hợp với mình.

b. Tự tạo áp lực cho bản thân

Một cám dỗ dễ nhận thất, đó là khóa học miễn phí, vì vậy dễ tạo cho bạn cảm giác ỷ y rằng học khi nào cũng được và ít đặt sự ưu tiên cho mục tiêu này.

Điều này cũng dễ ảnh hưởng đến quá trình đạt được mục tiêu của bạn.

Vì vậy, hãy tự tạo áp lực cho mình, bằng cách duy trì sự kỷ luật học tập hàng ngày và định kỳ đánh giá lại kết quả bạn nhé!

 

c. Lựa chọn nguồn học phù hợp

Điều khó khăn trong quá trình tự học là bạn sẽ không có giáo trình bài bản từ A -> Z mà phải tự tổng hợp.

 

Khi kinh nghiệm chưa có, bạn tìm kiếm nhiều nguồn sẽ dễ gặp nguy cơ gặp phải những nguồn học thiếu uy tín hoặc kiến thức lan man. Điều này không chỉ làm bạn  mất thời gian mà còn có nguy cơ làm bạn tiếp nhận kiến thức sai, thiếu nền tảng vững chắc, gây hệ lụy về sau.

 

Giải pháp là bạn hãy cẩn trọng, đọc hoặc xem nhiều review trong các cộng đồng từ những anh chị đi trước, từ đó lựa chọn cho mình một nguồn chất lượng nhé!

 

2. Một số nguồn học thiết kế đồ họa online free

a. Học qua các video trên mạng xã hội

Các kênh youtube nổi tiếng bạn có thể tham khảo sau đây:

Kênh youtube

Đặc điểm

Yes, I’m a Designer

Cung cấp hướng dẫn chi tiết bằng văn bản góc ở màn hình, đi kèm là thao tác cụ thể. Vì vậy, trường hợp bạn không thông thao tiếng Anh vẫn có thể dễ dàng hiểu được nội dung mà kênh chia sẻ.

Link học: tại đây

The Simple Designers

Các video được trình bày hoàn toàn bằng hình ảnh và âm nhạc. Điều này giúp người xem dễ dàng theo dõi và học theo các thao tác thiết kế.

Link học: tại đây

Make by Mighty

Các hiệu ứng được trình bày chi tiết và dễ hiểu, phù hợp với mọi trình độ. Các video được quay với chất lượng cao, giúp người xem dễ dàng theo dõi. Kênh có lượng người theo dõi đông đảo, chứng tỏ nội dung của kênh được đánh giá cao.

Link học: tại đây

Every Tuesday

Kênh này phù hợp cho những bạn yêu thích sự sáng tạo. Bởi Teela Cunningham – chủ kênh thực hiện rất nhiều video về hiệu ứng kiểu chữ và màu nước, cũng như hướng dẫn vẽ trong Photoshop, các kỹ thuật đổ bóng Illustrator,…

Link học: tại đây

AIGAdesign

Đây là trang web chính thức của Hiệp hội Thiết kế Chuyên nghiệp (AIGA). Bạn sẽ dễ dàng xem được các cuộc phỏng vấn và thảo luận từ những tên tuổi lớn. Học từ kinh nghiệm của những “tiền bối” đi trước sẽ giúp bạn hạn chế được rất nhiều những rủi ro, đồng thời có thêm nhiều góc nhìn mới.

Link học: tại đây

 

Học qua video sẽ trực quan hơn các tài liệu văn bản. Bạn có thể tham khảo 5 kênh youtube trên và lựa chọn kênh phù hợp.

 

b. Học qua các bài blog

5 kênh Blog bạn có thể tham khảo như sau:

Blog

Nội dung

99designs

Trang blog này tổng hợp rất nhiều dự án sáng tạo của cộng đồng freelancer. Các sản phẩm thực hiện cho hàng nghìn doanh nghiệp nổi tiếng, thương hiệu lớn. Bạn sẽ dễ tìm thấy những bài chuyên sâu từ các anh chị đi trước.

https://99designs.com/blog/

Adobe’s Blog:

Kho tài liệu của nhà phát hành bạn chắc chắn không thể bỏ qua. Tại đây bạn có thể dễ dàng tìm và thống kê tài liệu học một cách bài bản, có hệ thống.

https://theblog.adobe.com/

Creative Market’s Blog

“Chợ sáng tạo” như đúng tên của blog. Bạn có thể khám phá hơn 4 triệu tài nguyên chất lượng cao.  Gần như mọi nguyên liệu bạn muốn tìm sẽ được cập nhật trên đây.

https://creativemarket.com/blog

Wix Creative

Bạn có thể tìm kiếm những ý tưởng thiết kế web chuyên nghiệp, đẹp mắt và phù hợp với từng nhu cầu sử dụng tại đây.

https://www.wix.com/blog/explore/categories/website-essentials

It’s Nice That

Đối với những người học thiết kế, It’s Nice That là một nguồn cảm hứng vô tận. Tại đây giới thiệu những xu hướng thiết kế mới nhất, những dự án sáng tạo ấn tượng và những câu chuyện về các nhà thiết kế thành công.

https://www.itsnicethat.com/

 

c. Học qua các hội nhóm trên Facebook

Hiện tại ở Việt Nam, có 5 group mà bạn có thể theo dõi như sau:

 

Nhóm

Giới thiệu

Cộng Đồng Designer Việt Nam

Đây là một cộng đồng lớn với khoảng hơn 1 triệu thành viên. Các bài viết chủ yếu chia sẻ về các tác phẩm của các thành viên. Có rất nhiều chất liệu và màu sắc khác nhau. Vì vậy, bạn có thể tìm được những ý tưởng mới hoặc trau dồi thêm kinh nghiệm cho mình.

https://www.facebook.com/groups/284815931604927

Học Illustrator Cùng Thùy Uyên

Nhóm được phát triển bởi Thùy Uyên – chủ kênh youtube YouTube Thùy Uyên Training. Với tiêu chí hoạt động là hỏi đáp, chia sẻ kinh nghiệm học Illustrator. Trong quá trình tự học, gặp thắc mắc bạn có thể gửi câu hỏi đến cộng đồng để được mọi người hỗ trợ nhé.

https://www.facebook.com/groups/814855142353426

Học Photoshop Cùng Thùy Uyên

Nhóm này cũng được phát triển bởi Uyên, nhưng chủ đề trao đổi sẽ thiên về phần mềm Photoshop. Trong quá trình tự học, bạn cũng có thể đăng câu hỏi để mọi người cùng thảo luận/giải đáp thắc mắc/chia sẻ nhé.

https://www.facebook.com/groups/241270886742869

Cộng Đồng Tài Liệu Thiết Kế Việt Nam

Nhóm được phát triển bởi D3Design.vn. Kho tài liệu của nhóm được các thành viên cập nhật mỗi ngày. Vì vậy, bạn có thể tìm kiếm các tài liệu để phục vụ cho quá trình tự học của mình tại đây nhé!

https://www.facebook.com/groups/381827105797613

Thiết kế đồ họa có gì vui?

Đề tài trong nhóm xoanh quanh về hỏi đáp thiết kế. Giúp bạn có thêm góc nhìn mới từ những “đồng môn” của mình, dễ dàng định hướng ngay từ bước đầu.

https://www.facebook.com/groups/thietkecogivui

 

2.3. Nguồn cảm hứng từ những designer nổi tiếng

Bạn cũng có thể tìm hiểu những designer nổi tiếng trong cộng đồng từ những mạng xã hội như Instagram, Behance hoặc Pinterest nữa nhé. Một số tài khoản nổi tiếng như: IAngelica McKinley – Giám đốc sáng tạo của Google Doodles từ Instagram; Saxon Campbell từ Behance hay We and Color từ Pinterest.

III. Hướng dẫn tự học tại nhà

1.1. Kỹ năng vẽ thủ công

Hãy bắt đầu phác thảo bằng bút chì với những đường nét cơ bản. Việc bắt đầu bằng bút sẽ giúp bạn dễ dàng truyền tải ý tưởng của mình thành sản phẩm, cũng như ghi chép ý tưởng trong quá trình thực hiện một cách nhanh nhất mà không bị ngắt quãng.

1.2. Nắm vững 7 yếu tố cơ bản

Đường (Line):

Tùy theo thông điệp của từng thiết kế mà bạn sẽ lựa chọn các đường có nét mỏng hay dài, nằm ngang hay nằm chéo hoặc đường thẳng hay đường uốn lượn để truyền tải thông điệp một cách tốt nhất.

Hình dạng (Shape)

Thị giác ảnh hưởng rất lớn đến cảm nhận của chúng ta về một điều gì đó. Vì vậy việc lựa chọn hình vuông/tròn/chữ nhật/tam giác cũng rất quan trọng. Ngoài ra, hình học trong thiết kế đồ họa còn được chia thành 2 dạng: hình học khối (2 chiều hoặc 3 chiều) như ví dụ trên và hình học tự nhiên như lá, dây leo hay các đốm màu,…

Màu sắc (Color)

Có 3 cấp độ cơ bản mà các Designer có thể lựa chọn là: màu cơ bản, màu thứ cấp và màu bậc ba.

  • Các màu cơ bản (đỏ, vàng và xanh lam) được định nghĩa là các màu thuần sắc tố và khi trộn chúng với nhau, bạn tạo ra tất cả các màu sắc khác;
  • Màu thứ cấp (tím, xanh lá cây và da cam) là kết quả của việc trộn hai màu cơ bản – đỏ + vàng = da cam, xanh lam + đỏ = tím, vàng + xanh lam = xanh lá cây;
  • Màu bậc ba (đỏ-cam, vàng-cam, vàng-lục, lam-lục, lam-tím và đỏ-tím) là sáu màu là kết quả của việc trộn một màu cơ bản và một màu thứ cấp ở trên.

Kết cấu (Texture)

Thuật ngữ này diễn tả bề mặt của sản phẩm như cứng/mềm/thô/mịn/mờ/bóng/…Là những designer cũng phải học cách truyền tải kết cấu một cách trực quan để người xem có thể cảm nhận được sản phẩm như thế nào trước khi chạm vào nó.

Kiểu chữ (Type)

Đây cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến thiết kế của bạn. Nét mỏng hay nét dày, form mềm mại hay cứng rắn, hiện đại hay cổ điển và quan trọng nhất là tính dễ đọc. Vì vậy, hãy cân nhắc lựa chọn font chữ phù hợp với thiết kế của bạn nhé.

Hình ảnh (Picture):

Được thêm vào để làm cho thiết kế của bạn giàu cảm xúc hơn. Bạn có thể sử dụng ảnh tự chụp hoặc ảnh minh họa.

 

1.3. Làm quen với phần mềm thiết kế

Không thể thiếu trong quá trình học hay làm nghề, phần mêm thiết kế là công cụ bắt buộc phải có để bạn có thể tạo ra tác phẩm của mình:

Các công cụ phổ biến hiện nay như: Adobe Photoshop hoặc Illustrator. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều ứng dụng khác hoạt động trên cả máy tính, điện thoại hay trang web để bổ trợ cho việc học của bạn một cách tốt hơn.

1.4. Luyện tập thực hành

“Học đi đôi với hành” – bạn hãy luyện tập thật chăm chỉ để nâng cấp kỹ năng của mình mỗi ngày nhé!

Sau một thời gian, bạn sẽ lựa chọn được phong cách hướng đến cũng như chọn cho mình được ngách yêu thích như Bộ nhận diện thương hiệu/vẽ mih hoạt/đồ hoạt chuyển động/đồ họa 3D/…

 

1.5. Kiến thức bổ trợ

Nếu bạn sở hữu những kiến thức bổ trợ này, quá trình học tập của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn. Cụ thể:

Ngoại ngữ: 

Bạn sẽ tiếp cận nguồn tài nguyên lớn hơn từ internet. Các bộ tài liệu từ nước ngoài, cũng như những kiến thức mới nhất mà chưa cần thông qua dịch thuật. Điều này sẽ giúp bạn tiến nhanh hơn trên quá trình học tập của mình.

Marketing thương hiệu:

Mục tiêu cuối cùng của Thiết kế đồ họa là phục vụ cho các chiến dịch marketing của khách hàng nói riêng và các hoạt động “chạm” đến cảm xúc khách hàng nói riêng. Vì vậy, am hiểu kiến thức về marketing thương hiệu sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình tạo nên sản phẩm đáp ứng được các tiêu chí của khách hàng sau này.

Ngôn ngữ lập trình:

Trường hợp bạn định hướng sẽ làm ngách thiết kế web hay ứng dụng di động (App), hãy tìm hiểu thêm về ngôn ngữ lập trình. Sau này sẽ giúp bạn dễ dàng làm việc với nhà phát triển hoặc chính bạn cũng có thể quản trị trang web/app của riêng mình.

 

Thiết kế đồ họa, in ấn:

Trường hợp bạn định hướng sẽ làm việc trong ngách xuất bản, in ấn, bạn cần tìm hiểu thêm về những kiến thức này để phù hợp với bề mặt đối tượng sẽ in, loại màu sử dụng,…

Các lĩnh vực khác:

hay còn được hiểu là chuyên ngành. Bạn cần hiểu về đặc thù của ngành để tạo ra tác phẩm truyền tải đúng thông điệp của nhãn hàng.

 

1.6. Sáng tạo portfolio

Không riêng những design tự học thiết kế đồ họa tại nhà, mà cả những designer học tập môi trường bài bản cũng cần phải chuẩn bị portfolio ngay từ đâu. Hệ thống lại các tác phẩm của mình để gấy ấn tượng với nhà tuyển dụng sau này.

IV. Câu hỏi thường gặp

1. Cần chuẩn bị những gì khi tự học Thiết kế đồ họa tại nhà?

Xác định mục tiêu và duy trì sự kỷ luật. 

Động lực giúp bạn bắt đầu nhưng kỷ luật sẽ đưa bạn đạt được mục đích. Chuẩn bị tư duy này, bạn sẽ vượt qua được các khó khăn trong quá trình tự học của mình.

Kỹ năng quản lý cá nhân

Hãy xây dựng mục tiêu ngắn, trung và dài hạn và định kỳ đánh giá tiến độ hoàn thành của mình nhé.

Tư duy phản biện:

Internet có rất nhiều nguồn tin, vì vậy hãy kiểm tra kỹ lưỡng để chọn được nơi học uy tín nhé.

 

Cam kết thời gian lâu dài:

“Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân”. Vì vậy đừng vội nản chí trong thời gian đầu khi gặp khó khăn. Những designer nổi tiếng hiện tại cũng có khoản thời gian đầu tiên như bạn. Kiên trì, sắp xếp thời gian khoa học để quá trình học tập của mình đạt được hiệu quả tốt nhất nhé.

Nguồn tài chính ổn định:

Sẽ có những công cụ tính phí phục vụ cho quá trình thiết kế tốt hơn. Vì vậy, dù học tại nhà, bạn cũng nên chuẩn bị trước khoản tài chính này để đầu tư công cụ cho mình nhé!

2. Tự học Thiết kế đồ họa tại nhà có đơn giản như bạn tưởng?

Tự học là một tinh thần tốt. Tuy nhiên sẽ có những khó khăn nhất định. F5 Solution chia sẻ đến bạn những khó khăn phổ biến nhất để bạn trang bị trước tinh thần và vượt qua nhé.

Chi phối tinh thần:

Bởi yếu tố chủ quan từ bản thân. Quá trình tự học sẽ không có ai thúc đẩy bạn. Vì vậy, bạn rất dễ bị chi phối bởi những tác động ngoại cảnh như cảm xúc, thời gian. Đồng thời, ngành sáng tạo cũng là một ngành thiên về cảm xúc, nên giải pháp là bạn hãy tập trung vào sự kỷ luật như phần trên mình đã chia sẻ nhé.

Tiếp nhận thông tin sai lệch:

 

Bạn có thế thấy rằng ở thời điểm hiện tại, có rất nhiều nguồn thông tin hấp dẫn nhưng không dẫn nguồn chính thống. Vì vậy, hãy tham khảo từ cộng đồng/các anh chị đi trước nhé.

Kiến thức không được hệ thống bài bản:

 

Một nhược điểm của việc tự học là bạn sẽ tiếp cận kiến thức một cách lẻ tẻ, giải quyết một vấn đề cụ thể mà khó định hình bức tranh tổng quan. Giải pháp là bạn hãy tham khảo các tài liệu đào tạo và đặt câu hỏi trên cộng đồng để nhận được chia sẻ.

Sai nhiều lần trên 1 lỗi:

Khi không có chuyên gia hướng dẫn, bạn dễ bị mắc sai lầm lặp lại 2 lần trong những lần đầu tiên. Bởi vì, những lần đầu tiên bạn chưa có nhiều trải nghiệm, sẽ rất khó để rút ra được vấn đề cốt lõi ở 1 2 lần đầu.

Hạn chế mối quan hệ:

Bởi vì các chuyên gia trong ngành cũng đã từng chi rất nhiều chi phí đầu tư cho công việc của mình, nên không dễ để họ chia sẻ nhiều cho một người mới. Giải pháp là bạn đừng vội nản mà cứ kiên trì, chia sẻ những điều học được, tương tác tốt trên cộng đồng và luôn giữ tinh thần khiêm tốn, để xây dựng các mối quan hệ trong ngành của mình.

3. Học thiết kế đồ họa thế nào mới thật hiệu quả? 

 

Để tiết kiệm thời gian và chi phí, bạn có thể chọn học tại trung tâm hoặc các đơn vị đào tạo bài bản để có người hướng dẫn, có cộng đồng trao đổi.

Trường hợp bạn vẫn muốn tự học để có nhiều trải nghiệm, thì hãy trang bị một kế hoạch bài bản và thường xuyên đánh giá lại tiến độ.

 

Mở rộng: Đối với những đơn vị cung cấp khóa học thiết kế đồ họa cần xây dựng website. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn.

 

Kết luận

Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã hiểu hơn về web học thiết kế đồ họa như thế nào.

F5 Solution chúc bạn sớm đạt được mục tiêu của mình. Trường hợp thắc mắc, vui lòng liên hệ hotline: để được tư vấn chi tiết.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

18 công ty thiết kế website uy tín chuyên nghiệp tại Hà Nội 2023

Nếu bạn thấy hay thì hãy cho chúng tôi 5 sao nhé! post Bạn cần tìm công ty thiết kế website Hà Nội uy

Đọc ngay

Nếu bạn thấy hay thì hãy cho chúng tôi 5 sao nhé! post Có phải bạn đang muốn thiết kế website tại Nghệ An

Đọc ngay
Optimized by Optimole
>