• Trang chủ
  • /
  • Blog
  • /
  • Figma là gì? Hướng dẫn sử dụng sử dụng Figma mới nhất năm 2023
Bởi VP
Nếu bạn thấy hay thì hãy cho chúng tôi 5 sao nhé! post

XIn chào quý độc giả!!!

Có phải bạn là người mới bắt đầu tìm hiểu về thiết kế đồ họa, bạn chưa có quá nhiề kinh nghiệm và có nghe nhiều người nhắc đến Figma

Hay bạn là doanh nhân, chủ doanh nghiệp đang muốn tìm hiểu về Figma để có thể trao đổi và quản lý được dự án xây dựng website với đối tác thiết kế

Nhưng tất cả các bạn đều không biết được:

  • Figma là gì?
  • Ứng dụng của Figma trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, thiết kế trang web là gì?
  • Hay bạn cần một số hướng dẫn cơ bản để có thể tự thực hành sử dụng Figma ngay tại nhà?

Nếu đúng là như vậy, thì bài viết này CHÍNH XÁC được viết ra để dành cho bạn

Hãy lưu ngay bài viết này lại và cùng F5 SOLUTION tìm hiểu tất tần tật về Figma nhé!

Bạn muốn hiểu và sử dụng được Figma? Được thôi, nhưng TRƯỚC TIÊN hãy xem Figma là gì nhé!

1. Tìm hiểu hái niệm Figma là gì?

1.1 Figma là gì?

Figma là một ứng dụng phần mềm thiết kế đồ họa trên nền tảng website. Trên Figma, bạn có thể sử các công cụ như:

  • Vẽ vector
  • Phối màu
  • Xây dựng hình khối

Để thiết kế giao diện người dùng trên trang web và điện thoại di động ( hay còn được gọi là UX/UI), tạo mẫu, tạo bài đăng trên mạng xã hội.

Figma hoạt động dựa trên mô hình đám mây mà không cần phải tải về máy. Điều nay cho phép người dùng có thể truy cập và làm việc trên các tài liệu của mình từ bất kỳ đâu và trên bất kỳ thiết bị nào.

Hiểu một cách đơn giản, Figma có thể được xem là Google Docs phiên bản dành cho người thiết kế đồ họa.

Thay vì soạn thảo và chỉnh sửa văn bản như Google Docs thì Figma cho phép người dùng thao tác kéo, thả, tạo hình khối, thêm nội dung để tạo ra được một giao diện UI hay dựng prototypes

Prototype được hiểu là một nguyên mẫu (có thể là mẫu thiết kế, mẫu thử nghiệm) được tạo ra nhằm đánh giá chất lượng và độ chính xác của website hay ứng dụng khi đến tay người dùng

1.2. Lịch sử hình thành

Sau khi trình làng các phiên bản dùng thử vào khoảng cuối năm 2015, Figma đã CHÍNH THỨC được ra mắt vào năm 2016.

Cho đến tháng 10/ 2019, cộng đồng Figma Community đươc ra đời. Tại đây, người dùng có thể xuất bản được các tác phẩm thiết kế của mình và giới thiệu nó đến cộng đồng. Giúp các người xem khác có thể học hỏi và phối lại.

Tháng 4/2021, Figma lại tiếp tục phát hành thêm FigJam, công cụ hữu ích cho phép người dùng có thể ghi chú, vẽ và thêm các biểu tượng cảm xúc vào các dự án cộng tác chung. Thúc đẩy khả năng làm việc nhóm tốt hơn.

Dù chỉ mới 7 năm xuất hiện trên thị trường nhưng Figma đã chiếm trọn được sự yêu thích của người dùng trong cộng đồng thiết kế.

Để có thể thực hiện được điều ĐÁNG NGƯỠNG MỘ đó. Figma liên tục cập nhật và sở hữu cho mình những ưu điểm đắt giá. Những ưu điểm đó là gì? Cùng F5 đọc tiếp nhé!

2. Ưu điểm đắt giá của Figma khiến cộng đồng thiết kế thích thú

Ngoài việc cung cấp các bộ công cụ thiết kế miễn phí ra, Figma còn sở hữu được những ưu điểm nổi bật như sau:

2.1. Khả năng tương thích cao

Vì Figma là một nền tảng thiết kế trên website, chính vì vậy mà công cụ này có được khả năng tương tích cao:

  • Các phiên bản ứng dụng đều có thể sử dụng được trên máy tínhđiện thoại
  • Cho phép người dùng sử dụng trên các hệ điều hành khác nhau như Windows, MacOS hay Linux chỉ cần kết nối internet.

2.2. Tính cộng tác cao

Một trong những ưu điểm hàng đầu của Figma thì phải kể đến tính cộng tác trong thời gian thực trên website.

Với Figma, bạn có thể làm việc nhóm từ xa. Công cụ này cho phép nhiều người làm việc trên cùng một dự án. Bạn có thể:

  • Cộng tác về thiết kế
  • Theo dõi và đóng góp ý kiến.
  • Cung cấp phản hồi
  • Kiểm tra tiến độ công việc
  • Gắn cờ các vấn đề có thể xảy ra
  • Thêm bất kỳ nhận xét hoặc chỉnh sửa thiết kế nào đều được thông báo cho nhóm

2.3 Theo dõi hoạt động trong thời gian thực

Khi người dùng có quyền chỉnh sửa truy cập vào dự án trên Figma, họ được được đại diện bằng một avatar.

Hình ảnh này sẽ được hiển thị trên thanh công cụ phía trên. Khi click vào avatar này, mọi người đều sẽ thấy được thành viên đó đang ở vị trí nào trên giao diện thiết kế

Chức năng tương tự như Canva hay Google Docs. Giúp các thành viên có thể theo dõi thao tác của người hướng dẫn. Hoặc trưởng nhóm có thể nắm bắt được tiến độ làm việc và tình hình dự án, từ đó đưa ra các quyết định sử đổi kịp thơi

2.4 Trang bị nhiều công cụ plugin mạnh mẽ

Figma sở hữu kho plugin “khổng lồ”, những plugin này sẽ hỗ trợ bạn tăng hiệu suất làm việc. Những vấn đề sửa lỗi, quản lý template màu sắc, nội dung hay hình ảnh đều sẽ được thực hiện một cách dễ dàng

2.5 Thiết kế nhiều layout trong một sản phẩm

Trên Figma, bạn có thể quản lý nhiều artboard cùng một lúc. Với tiện ích này bạn có thể sáng tạo nhiều layout với các kích thước khác nhau trên cùng một sản phẩm mà không cần phải tạo thêm tệp mới. 

2.6 Xuất được đa dạng file ảnh cực sắc nét

Figma thiết kế hình ảnh dưới dạng vector nên chất lượng của hình ảnh sẽ không bị giảm khi bạn thay đổi kích thước của chúng. Hình ảnh xuất ra cũng sẽ giữ được độ sắc nét với nhiều định dạng khác nhau như PNG, SVG, JPG hay PDF.

2.7 Hỗ trợ lưu trữ đám mây

Sử dụng dịch vụ đám mây để lưu trữ và chỉnh sửa dữ liệu, không cần phải tải về. Bạn sẽ không cần phải lo lắng:

  • Đầy bộ nhớ lưu trữ
  • Mất dữ liệu và máy tính tắt đột ngột hay do quên sao lưu

Chức năng này nổi trội giống như việc sử Google Docs.

2.8 Công cụ tạo và chỉnh sửa vector tuyệt vời

Figma cho phép bạn sử dụng được nhiều công cụ hữu ích giúp cho việc thiết kế trở nên dễ dàng và chuyên nghiệp. Các công cụ như:

  • Vẽ vector
  • Biểu tượng
  • Hình khối
  • Hiệu ứng chữ

Hơn thế nữa, bạn cũng có thể sử dụng thử tính năng test trải nghiệm giao diện người dùng trực tiếp trên figa hay website mà bạn đang thiết kế

2.9 Dễ dàng sử dụng cho người mới bắt đầu

Giao diện trên figma rất dễ dàng sử dụng và được tối ưu trải nghiệm người dùng, đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu học thiết kế đồ họa.

Các công cụ được sắp xếp một cách rõ ràng và dễ truy cập, người dùng chỉ cần tập trung tạo ra những bản thiết kế chất lượng. Còn lại cứ để Figma lo!

2.10 Chức năng Version History giúp quản lý các phiên bản của tệp

Figma sẽ lưu công việc của bạn thông qua các checkpoint mỗi 30 phút nếu không có hoạt động mới. Vì vậy bạn có thể xem qua các phiên bản thiết kế ở quá khứ cũng như khổi phục được chúng

2.11 Chuyển đổi giữa nhiều tài khoản 

Figma cho phép truy cập  tối đa 10 tài khoản Figma, không gian làm việc và hồ sơ cộng đồng trên cùng một màn hình 

3.  Figma dành cho ai? Figma dành cho vị trí nào?

Figma không chỉ dành riêng cho các người thiết kế. Với tính linh hoạt và khả năng tương tác cao, Figma thường được sử dụng làm công cụ “giao diện chung” trong các dự án thiết kế UX/UI. 

Điều này có nghĩa là bất kỳ ai, từ người mới bắt đầu cho đến chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và phát triển sản phẩm. Có thể kể đến như các designer, nhà phát triển front-end/back-end, thậm chí là CTO. Đều có thể học cách sử dụng Figma để làm cho quá trình làm việc nhóm trở nên suôn sẻ hơn. Điều đặc biệt là Figma có phiên bản miễn phí sẵn cho tất cả mọi người

4. Ứng dụng phổ biến của Figma là gì?

Figma là một công cụ linh hoạt và đa năng, nó có thể phục vụ mọi nhu cầu từ thiết kế các sản phẩm digital cho đến thiết kế UX/ UI. Các ứng dụng phổ biến của Figma là:

Thiết kế tạo mẫu (Prototype design)

  • Tạo và chỉnh sửa các mẫu prototype tương tác
  • Đánh giá và thử nghiệm trải nghiệm người dùng 

Thiết kế wireframe website

  • Vẽ các wireframe (bản mẫu cơ bản) của trang web hoặc ứng dụng web  

Thiết kế giao diện mobile app

  • Thiết kế giao diện của ứng dụng di động 
  • Tạo các bản thiết kế cho mọi màn hình và tương tác trong ứng dụng.

Thiết kế các bài đăng mạng xã hội

  • Thiết kế các bài đăng hoặc nội dung bao gồm hình ảnh, biểu đồ, và các yếu tố thị trường.

5. So sánh phần mềm Figma với phần mềm Sketch và phần mềm Adobe XD

Figma Sketch Adobe XD

Nền tảng hoạt động chính: Trình duyệt web

Hệ điều hành: MacOS, Windows, Linux

Tính năng tương tác trong thời gian thực: Với mọi người dùng

Khả năng làm việc offline: Không  

Tính năng tạo Prototype: Có  

Giá cả

      • Miễn phí đối với gói Starter (giới hạn 3 project, không giới hạn bộ nhớ)
      • $12/ tháng đối với gói Chuyên nghiệp (có cộng tác)

Ưu điểm

      • Là công cụ hỗ trợ tương tác tốt nhất
      • Kho plugin tương đương với Sketch nhưng ít lỗi hơn hẳn.
      • Hiệu quả hợp tác thiết kế vượt trội.
      • Có thể sử dụng trực tiếp trên trình duyệt web
      • Tài nguyên (resource) được lưu tự động trực tiếp trên Cloud, tiết kiệm không gian lưu trữ của máy. 
      • Nhiều người có thể thao tác thiết kế đồng thời trên artboard.
      • Có thể để lại comment trực tiếp trên artboard, vừa nhận feedback vừa cải thiện thiết kế.
      • Quản lý các phiên bản của sản phẩm bằng chức năng history.
      • Miễn phí Starter Plan (giới hạn 3 project, không giới hạn số file trong cùng 1 project và có thể có 2 editor).

Nhược điểm

    • Không thể làm việc offline hoặc khi server của Figma gặp sự cố
    • Chỉ chạy trên hệ thống có RAM 4GB trở lên
    • Vấn đề về bảo mật.

Nền tảng hoạt động chính: Phần mềm Desktop 

Hệ điều hành: MacOS 

Tính năng tương tác trong thời gian thực

  • Chỉ dành cho người dùng đã đăng kí
  • Chỉ dành cho phiên bản Sketch 71 trở đi và macOS Mojave (10.14.4) trở đi

Khả năng làm việc offline : Có thể

Tính năng tạo Prototype: mức cơ bản 

Giá cả

      • $99/ 1 năm nhận bản cập nhật miễn phí  
      •  $8.25/ tháng/ người cho gói team

Ưu điểm

      • Là công cụ lâu đời, thiết kế ổn định
      • Cập nhật thường xuyên và nhanh chóng
      • Có kho plugin lớn 
      • Thiết kế ổn định.
      • Thường xuyên được cập nhật.
      • Sketch đã bổ sung chức năng cộng tác, giúp các cộng sự có thể cùng thao tác đồng thời.

Nhược điểm

    • Chỉ sử dụng trên MacOS 
    • Chức năng hỗ trợ Prototyping còn đơn giản nếu so sánh với Figma và Adobe XD
    • Nhiều chi phí (chi phí theo dõi, chi phí plug-in)

Nền tảng hoạt động chính:  Phần mềm Desktop/  Ứng dụng trên điện thoại

Hệ điều hành: MacOS, Windows, iOS, Android

Tính năng tương tác trong thời gian thực: Tính năng Coediting dành cho các dự án được đồng bộ hóa trên cloud 

Khả năng làm việc offline: Có  

Tính năng tạo Prototype: tốt nhất trong 3 công cụ

Giá cả

      •  Miễn phí cho người dùng cá nhân 
      • $23/ tháng cho gói theo nhóm

Ưu điểm

      • Quen thuộc với người dùng Adobe, có thể dùng chung kho dữ liệu Creative Cloud
      • Có thể sử dụng Cloud của Adobe.
      • Công cụ tất cả trong một, có thể tạo Prototyping mà không cần thêm plug-in. 
      • Có thể dựng Animation đơn giản.
      • Có thể tạo link chia sẻ để cộng sự cùng feedback.
      • Miễn phí Starter Plan cho người dùng cá nhân (Kể từ tháng 10 năm 2020, Adobe XD giới hạn 1 project có thể chia sẻ được cho tối đa 2 editor)

Nhược điểm

    • Chi phí cao khi đăng kí gói chuyên nghiệp

6. Hướng dẫn đăng ký Figma

Hướng dẫn các bước cơ bản đăng ký và sử dụng Figma dễ hiểu!

Bước 1: Truy cập vào trang web Figma

(https://www.figma.com/) và  chọn “Get Started” để đăng ký tài khoản trên trang chủ. 

Hướng dẫn đăng ký và sử dụng Figma

Có thể đăng ký bằng tài khoản Google hoặc email.

Bước 2: Tạo thiết kế mới

Sau khi đăng ký thành công, bạn  có thể đến trang quản lý tài khoản và bắt đầu thiết kế tạo nên các bản vẽ mới (New design files) hoặc truy cập vào các bản vẽ đã có.

Tạo bản vẽ mới hoặc truy cập vào bản vẽ có sẵn 

Bước 3: Sử dụng các công cụ thiết kế

Khi bạn đã mở một bản vẽ, bạn có thể bắt đầu sử dụng các công cụ để thiết kế và tạo ra giao diện người dùng cho các ứng dụng, trang web hoặc sản phẩm khác. 

Các công cụ của Figma được sắp xếp trên thanh công cụ bên trái của màn hình, bao gồm các công cụ tạo hình, màu sắc, văn bản, hiệu ứng, lớp, ký hiệu, component, và nhiều hơn nữa.

Bước 4: Lưu bản thiết kế

Khi đã hoàn thành, bạn có thể lưu bản vẽ của mình bằng cách nhấn vào nút “Save” hoặc “Save As”.

Tạo liên kết chia sẻ hoặc thêm người khác vào bản vẽ của mình nếu muốn chia sẽ bản vẽ

Bước 5: Xuất file hình ảnh

Xuất hình ảnh ra bằng cách chọn “File” -> “Export …”. 

Tại bước này, bạn có chọn các định dạng khác nhau như PNG, SVG, JPG hay thậm chí là PDF để có giữ được độ sắc nét với nhiều 

Xuất bản thiết kế thành các định dạng tùy chọn

7. Những thao tác cơ bản dành cho developer trên Figma là gì?

Để trở thành một Full-stack Developer, kiến thức về thiết kế UI/UX là một yếu tố quan trọng bạn cần phải đào sâu. Bắt đầu với việc nắm vững việc sử dụng các công cụ thiết kế giao diện (UI) như Figma.

Dưới đây là một số thao tác cơ bản mà nhà phát triển full-stack có thể thực hiện:

7.1. Xem tab Kiểm tra

  • Tab Kiểm tra (Inspect) trên Figma cho phép developer xem được thuộc tính về màu sắc, kích thước, khoảng cách, biến thể, font… của các element. 
  • Developer cũng có thể xuất nó sang file dưới dạng hình ảnh PNG, SVG hoặc mã nguồn (dạng code) bằng CSS, Swift hoặc XML. 
  • Có sẵn plugin Zeplin để làm nhiều hơn việc đo lường và hiển thị CSS

7.2. Chọn yếu tố (element)

Nhấp chọn vào các element để xem thông số thiết kế cchi tiết và đo lường là một thao tác quan trọng cho developer. Hầu hết các mẫu thiết kế đều gồm nhiều layer, do đó:

  • Nếu nhấp chọn một element, chương trình sẽ tự động chọn element ở layer trên cùng.
  • Để chọn một element ở các layer bên trong, nhấn Command + element mong muốn. Hoặc nhấp chuột phải vào element để hiển thị bảng Select Layer. 

7.3. Xuất file (Export Assets)

Developer cũng có thể export CSS trực tiếp từ file thiết kế và tương thích với hệ điều hành IOS và Android. Để xuất ra các asset mong muốn, bạn có thể sử dụng 2 cách:

  • Xuất ra các asset riêng lẻ: Nhấp chọn và bấm nút export
  • Xuất tất cả asset có thể cùng một lúc: Sử dụng tổ hợp phím Control / Command + Shift + E để hiện ra bảng Export Panel.

7.4. Kiểm tra khoảng cách và kích thước 

Khi chọn một element, bạn có thể xem được thông số biểu thị trực quan khoảng cách của element đó với các đối tượng xung quanh. Để làm điều này:

  • Chọn bảng mã (Code Panel)
  • Nhấp chọn vào element muốn đo
  • Di chuyển con trỏ qua một layer khác

7.5. Tìm các component chính

Để định vị thành phần (component) chính trên màn hình, bạn có nhấp chuột phải vào component đó và chọn Main Component ->  Go to Main Component từ Menu.

7.6. Tìm kiếm các layer

Bạn có thể tìm kiếm các layer một cách dễ dàng bằng cách sử dụng Plugin Find / Focus trong Figma. Bằng cách nhập từ khóa tìm kiếm, Plugin này sẽ giúp lọc ra các layer chứa từ khóa tương ứng, giúp developer kiểm soát một tệp lớn với nhiều khung trang. 

7.7. Xem mô phỏng thiết kế

  • Developer có thể xem mô phỏng cách người dùng tương tác với thiết kế thông qua prototypes và Figma sẽ chỉ hiển thị những frame có kết nối prototypes.
  • Developer còn có thể dùng tính năng Live device preview để xem mô phỏng thiết kế trên điện thoại di động, hoặc có thể chỉnh sửa kích thước khung hình để xem độ tương thích của thiết kế trên các định dạng thiết bị khác nhau.

Kết luận

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc Figma là gì hãy bắt đầu khám phá và trải nghiệm để hiểu rõ hơn về công cụ này và tận dụng hết tiềm năng của nó trong công việc của bạn, đặc biệt là trong bối cảnh làm việc từ xa ngày càng phổ biến. 

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

18 công ty thiết kế website uy tín chuyên nghiệp tại Hà Nội 2023

Nếu bạn thấy hay thì hãy cho chúng tôi 5 sao nhé! post Bạn cần tìm công ty thiết kế website Hà Nội uy

Đọc ngay

Nếu bạn thấy hay thì hãy cho chúng tôi 5 sao nhé! post Có phải bạn đang muốn thiết kế website tại Nghệ An

Đọc ngay
Optimized by Optimole
>